Thứ Hai, tháng 10 17, 2005

Thứ Năm, tháng 10 06, 2005

Tình yêu


Sa mạc Arizona trải ra trước mặt tôi tất cả vẻ đẹp của những tảng đá bị thời gian và gió cát mài đến nhẵn bóng, những ốc đảo xinh xắn với những khóm cây xanh rờn khiến tôi có cảm giác sảng khoái lạ thường. Niềm xúc động trước cảnh vật làm tôi vô tình mắc phải một sai lầm lớn: Tôi đã say sưa kể lại cho vợ tôi nghe một kỷ niệm của thời thơ ấu, câu chuyện về mối tình đầu của tôi, nếu có thể gọi như vậy.

Hồi đã tôi vừa lên chín tuổi, và có một cô bạn gái tên là Valentine. Để chứng tỏ "tình yêu" của tôi đối với "nàng", tôi đã làm một việc phi thường: Ăn một chiếc giày của mình.

Thực ra, theo yêu cầu của cô bạn gái, tôi đã nuốt một bộ tem rất quý từ châu Phi mà cha tôi đã âu yếm tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Tôi đã ăn đến con bướm bé tí ti...

Người đàn ông nào mà chả thích kể về những mối tình xa xưa của mình một cách kiêu hãnh không quên từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Tôi cũng chẳng đòi hỏi ai phải tin nhưng quả thật là để làm vừa lòng Valentine, tôi đã gặm cả chiếc quạt giấy Nhật Bản đẹp tuyệt vời, tôi đã nuốt hàng đống hạt anh đào mà cô bã ăn xong đã nhè lên bàn tay bé xíu của tôi. Tôi đã có lần ăn cả ba con cá cảnh màu sắc sặc sỡ mà chúng tôi ăn trộm ở bể cá của ông giáo sư âm nhạc...

"Người yêu" của tôi chưa đầy tám tuổi nhưng cũng đã có những nũng nịu đến khó chiều. Cô bé chạy nhanh như một con sóc nhỏ giữa vườn hoa và chỉ một lúc sau mang lại một chú ốc sên con. Trước cái nhìn van nài, khẩn khoản của cô bé, làm sao tôi đành lòng từ chối. Tôi nhắm mắt lại và nuốt gọn cả chú ốc sên ấy.

ở lứa tuổi của chúng tôi, đấy có phải là tình yêu không nhỉ? Tôi chỉ thấy mến Valentine bằng thứ tình cảm ngọt ngào kỳ lạ, khác hẳn tình cảm đối với thằng Jean, thằng Pierre học cùng một lớp. Tôi cố gắng làm tất cả những gì để cô bạn gái của tôi được vui lòng và không hề từ chối một ý muốn nào của cô bé.

Buồn nhất là những cố gắng của tôi không làm cô bé cảm động. "Thằng Jean đã ăn tới 50 con ruồi theo ý muốn của tớ", có khi nó còn ăn nữa đấy, nếu như mẹ tớ không gọi tớ vào nhà". Cô bé khoe với tôi như vậy.

Lại thằng Jean nữa. Tôi hơi bực. Tôi cũng có thể ăn 50 con ruồi đó chứ, nếu như vì thế mà Valentine coi tôi là người bạn thân nhất.

Bỗng tôi rụt rè: - Tớ hôn cậu nhé.
- Ừ, nhưng không được làm ướt má người ta cơ - Cô bé trả lời.

Thế là tôi bắt đầu ghé môi hôn cô bé, rất cẩn thận để khỏi dính nước bọt của mình lên chiếc má thơm tho và bầu bĩnh. Tôi quỳ xuống bụi cây, hôn từng chiếc một. Trong khi đó, Valentine quay chiếc vòng gỗ quanh ngãn tay, ngoan ngoãn:

- Bao nhiêu cái rồi? - Cô bé hỏi.
- Chín mươi bảy. Tớ hôn cậu một nghìn cái nhé.
- Ừ, nhưng một nghìn là bao nhiêu?
- Tớ cũng chẳng biết. Tớ chưa học đếm đến một nghìn. Hôn tai được không?
- Cũng được. Nhưng nhanh lên cơ.

Tôi hôn tới tấp, thật nhanh. Có một cái gì ngọt lịm. Tim tôi đập rộn ràng.

Rồi tôi hôn Valentine lên mũi, lên trán, lên tóc, lên môi, ngày một nhanh hơn.

Sau đó tôi ngồi trên bãi cỏ, tháo giày ra.
- Nếu cậu muốn tớ sẽ ăn hết chiếc giày này.
- Thật à? - Valentine mở tròn đôi mắt to và xanh biếc như nước biển. Trong đôi mắt đẹp ấy, lấp lánh một niềm vui ngạc nhiên. Tôi chẳng mơ một điều gì khác nữa. Tôi rút trong túi quần ra con dao nhỏ, cắt chiếc giày ra từng miếng con con...
- Cậu ăn sống à?
- Chứ sao nữa. Tôi trả lời một cách anh hùng. Tôi nuốt miếng đầu tiên rồi miếng thứ hai... Nhìn đôi mắt cô bé đầy vẻ cảm phục, tôi cảm thấy mình là một chàng trai thực sự. Tôi cắt một miếng lớn hơn, lại nuốt...

Đêm hôm ấy, tôi bị ốm, Mẹ tôi phải đưa tôi đi bệnh viện tẩy dạ dày. Người làm sao biết được tôi đã thực hiện một chiến công phi thường để chứng minh tình yêu.

Tôi đã kể chuyện đấy cho vợ tôi nghe khi chúng tôi ngồi sát bên nhau, nhìn ra sa mạc hoang vu của xứ Arizona. Không hiểu vì sao, đã 60 năm trôi qua, tự nhiên tôi nhớ lại kỷ niệm ngộ nghĩnh của mối tình đầu rất trẻ thơ ấy.

Vợ tôi ngồi nghe yên lặng, nhưng đột nhiên tôi thấy trên nét mặt thoáng vẻ buồn buồn, thất vọng. Rồi thay đổi một cách khó hiểu, tuy vợ tôi cố giấu và chẳng nói với tôi một lời nào. Phải chăng tôi đã kể lại câu chuyện xa xưa ấy một cách quá say sưa. Nhưng tôi cũng tin rằng qua gần 40 năm chung sống, chúng tôi đã hiểu nhau nhiều.

Khi đôi mắt tôi bắt gặp cái nhìn của vợ, tôi bỗng đọc được trong đó sự hờn dỗi, trách móc, đau khổ và cả ... những giọt lệ long lanh.

Mấy hôm sau, vợ tôi bị ốm. Tôi bước vào phòng. Vợ tôi quay ra nhìn, một cái nhìn đầy thất vọng và buồn bã, rồi lặng lẽ quay lưng lại. Mớ tóc đã bạc trắng vương trên gối.

Cả hai đứa con gái chúng tôi đều lấy chồng xa. Tôi bối rối không hiểu mình có lỗi gì làm người vợ yêu thương phải buồn và ốm đến như vậy.

Một hôm, tôi bước vào phòng giữa lúc vợ tôi đang ngủ. Lá thư viết cho con gái đặt trên gối còn ướt đẫm nước mắt. Tôi đọc một dòng chữ: "Cha con chưa bao giờ yêu mẹ thực sự..."

Tôi chợt hiểu tất cả, ngồi xuống chiếc ghế bành, suy nghĩ. Ngoài kia, những cây xương rồng gai nhọn hoắt như đâm vào trái tim tôi.

Bỗng nhiên, tôi đứng dậy, ra phố, tìm đến một hiệu giày.

- Tôi muốn mua một đôi giày nhỏ. Cho trẻ em chín tuổi.
- Vâng thưa cụ. Đôi này đẹp nhất đây.

Tôi mang đôi giày về nhà. Tôi xuống bếp, cho đôi giày vào luộc với nước. Tôi vớt ra đĩa, thầm lặng đi vào phòng vợ.

Vợ tôi nhìn ra, vẫn lặng lẽ và buồn rầu. Tôi trịnh trọng đặt chiếc đĩa xuống. Tôi cắt chiếc giày ra thành từng mảnh nhỏ và cho vào miệng nhai. Tôi nhìn vợ tôi, lúng túng. Dạ dày tôi chẳng phải là dạ dày của cậu bé chín tuổi nữa rồi. Nhưng kìa, đôi mắt vợ tôi sáng lên lạ thường: một vẻ hài lòng, sung sướng đến cực điểm. Tôi nhắm mắt lại cố gắng nuốt.

Tôi cũng chẳng biết vợ tôi cầm lấy con dao từ bao giờ. Đến lúc tôi mở mắt ra thì thấy vợ tôi cũng đang cầm chiếc giầy kia, cắn và nhai. Đôi mắt cũng giàn giụa nước mắt và đang nhìn tôi mỉm cười, nụ cười chan chứa yêu thương. Chao ôi, đúng là nụ cười của người đang yêu và được yêu. Chúng tôi nắm tay nhau yên lặng trong khoảng không gian mờ sáng. Đã ở mùa thu của cuộc đời, chúng tôi bỗng cảm thấy một niềm hạnh phúc tràn trề của tình yêu.

Trước mắt chúng tôi, chiếc đĩa sạch trơn nằm yên như đang ngủ.

Văn Đức dịch
Xem thêm: Bài thơ tình cách đây hơn 2300 năm

Thứ Ba, tháng 10 04, 2005

Học thắt caravat

Double tie knot

Small tie knot

Atlantic tie knot

Diagonal tie knot

Half English tie knot

English tie knot

Italian tie knot

Turkish tie knot

Simple tie knot

Oriental tie knot

Persian tie knot

Onasis tie knot

Windsor tie knot

Half Windsor tie knot

Four-in-Hand tie knot

Plattsburgh tie knot

St. Andrew tie knot

Pratt tie knot

Bow tie

Nguồn sưu tầm: http://www.krawattenknoten.info

Thứ Hai, tháng 10 03, 2005

Thơ tình của Salômông


Hỡi công chúa!
Chân nàng mang giày xinh đẹp xiết bao!
Rốn nàng giống hư cái ly tròn
Rượu thơm đổ vào không đầy
Bụng nàng như đống lúa mạch
Hoa huyệ bày xung quanh
Hai vú nàng như hai con sinh đôi của Hoàng dương
Mắt nàng như ao Hếtbơn
Mũi nàng như ngọn tháp Liban
Đầu nàng - vạt núi Cácmên
Tóc ngời sắc tía...
Hỡi ái tình ta, nàng xinh đẹp thay
Hợp ý dường bao khiến ta sung sướng.
Ngắm nàng giống như cây chà là
Hai vú - hai chùm quả
Ta trèo lên và vít các tàu lá
Mùi thơm mũi nàng xộc vào ta như trái bình bát.
Chảy qua lòng ta, tới tận đôi môi ta
Là ở lách nàng thơm như mùi rượu ngon.

Đây là bài thơ tình được sáng tác cách đây hơn 2300 năm. Tản Đà dịch
Trích trong cuấn sách: "Người mẹ & phái đẹp"

Câu chuyện về Steve Jobs - Sáng lập viên Apple


Đây là bài phát biểu của ông Steve Jobs, CEO của công ty máy tính Apple và Studios Pixar Animation tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford ngày 12 tháng 6 năm 2005.
Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.
Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện.

1. Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm
(một cách nói bóng – connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.
Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc đầu tiên, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời có, tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.
Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng 5$, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.
Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nêu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Window copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.

2. Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.
Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiền mình, máy tính Machitosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.
Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thât vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sụ việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tinh tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tính đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãu cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

3. Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suôt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuôc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó.
Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tuy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng muời năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vĩnh biệt.
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luốn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỷ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những nguời muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đứng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Cảm ơn các bạn rất nhiều.

T.V.H - Sưu tầm

Thứ Bảy, tháng 10 01, 2005

Một số hình ảnh bố mẹ ở Đức

Có thể bấm chuột vào ảnh để xem từng ảnh rõ hơn!!!